Giá Trần, Giá Sàn, Giá Tham Chiếu Là Gì? – Giải Đáp

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là ba khái niệm giá phổ biến trên nhiều lĩnh vực của thị trường. Vậy bạn có biết giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì không? Nếu bạn quan tâm về các chỉ tiêu này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu

Đầu tiên để giúp bạn dễ dàng phân biệt sự khác nhau của ba loại giá này thì bạn cần hiểu về khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì thông qua các thông tin được bài viết cung cấp dưới đây: 

Giá trần

Về giá trần (Ceiling price) thì ta có thể hiểu chúng là mức giá trần được quy định khi thực hiện giao dịch nào đó và hiện nay giá trần được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với các khái niệm khác nhau như:

Giá trần trong chứng khoán

Đối với chứng khoán thì giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán chứng khoán trong một phiên giao dịch và không thể vượt quá so với mức giá này. Nếu nhà đầu tư thực hiện đặt ngoài mức giá trần được niêm yết thì hệ thống sẽ báo lỗi.

Ví dụ như giá trần của mã cổ phiếu GAS trong phiên giao dịch của ngày hôm đó là 113.200 đồng/ cổ phiếu nghĩa là bạn sẽ không thể đặt lệnh mua/bán cổ phiếu này với mức giá lớn hơn 113.200 đồng.

Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Đối với kinh tế vĩ mô thì giá trần là mức giá tối đa mà nhà nước buộc người bán phải chấp hành nhằm kiểm soát giá bán để bảo vệ người tiêu dùng. Chính sách này thường được áp dụng với các thị trường nhà ở, thị trường vốn…

Ví dụ như khi mức giá cân bằng trên thị trường là quá cao thì Nhà nước sẽ đưa ra mức giá trần thấp hơn và những người tiêu dùng đặc biệt là người có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. 

Giá trần trong thị trường tự do

Việc áp giá trần đôi khi có thể gây ra tình trạng thừa cung, thiếu cầu hoặc gây nên tình trạng khan hiếm về mặt hàng hóa. Nhưng nếu như không áp đặt mức giá này thì có thể khiến người có thu nhập thấp không bao giờ sở hữu được những món đồ này. 

Do đó, để kiểm soát các trường hợp trên thì nhà nước luôn phải tìm cách điều chỉnh giá trần để kích thích tiêu dùng một cách hợp lý nhưng vẫn tạo được sự công bằng mang tính nhân văn trong xã hội.

Giá trần.
Giá trần.

Giá sàn

Giá sàn (Price Floor) là mức giá thấp nhất mà một mã cổ phiếu có thể giảm trong một phiên giao dịch và trái ngược với giá trầ thì nhà đầu tư sẽ không thể đặt mua/bán chứng khoán với mức giá thấp hơn giá sàn.

Ví dụ: Mức giá sàn của FPT trong phiên giao dịch ngày hôm đó là 91.40 tương đương 91.400 đồng/ cổ phiếu thì bạn sẽ không thể đặt lệnh mua/bán cổ phiếu này với mức giá thấp 91.400 đồng.

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của mỗi mã cổ phiếu trong phiên giao dịch gần nhất và là căn cứ để tính toán giá trần và giá sàn trong giao dịch hiện tại. 

  • Đối với sàn HOSE: Được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền kề trước đó. 
  • Đối với sàn HNX: Được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó. 
  • Đối với sàn UPCoM: Được tính theo bình quân giá quyền (trung bình cộng của tất cả  giá giao dịch lô chẵn trong giao dịch trước đó).
Khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu.
Khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu.

Hướng dẫn tính giá trần, giá sàn, giá tham chiếu

Nhằm giúp bạn hiểu được cách tính giá trần, giá sàn và giá tham chiếu thì bạn hãy tham khảo công thức tính 3 loại giá này được bài viết tổng hợp dưới đây:

Giá trần =  Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Giá tham chiếu = Giá kết thúc phiên giao dịch

Trong trường hợp chứng khoán có giá trần điều chỉnh biên độ cộng 7% mà giá trần bằng giá tham chiếu thì:

Giá trần điều chỉnh = giá tham chiếu dự kiến + 1 đơn vị báo giá

Trường hợp chứng khoán có giá trần sau khi điều chỉnh như trên bằng 0 thì:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu dự kiến + 1 đơn giá niêm yết.

Hướng dẫn tính giá trần, giá sàn, giá tham chiếu.
Hướng dẫn tính giá trần, giá sàn, giá tham chiếu.

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu khác nhau ở đâu?

Qua những khái niệm trên thì ắt hẳn bạn cũng biết được ba loại giá này khác nhau ở những điểm nào. Tuy nhiên, để giúp bạn hình dung rõ hơn và phân biệt tốt hơn giá trần, giá sàn, giá tham chiếu thì bạn hãy xem bảng so sánh sau:

  • Thứ nhất là về khái niệm như chúng ta đã đề cập ở trên
  • Thứ hai là về công thức được áp dụng tính cho từng loại giá
  • Thứ ba về vị trí của các loại giá và cách chúng được thể hiện trên bảng điện tử
Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu khác nhau ở đâu?
Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu khác nhau ở đâu?

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu thể hiện trên bảng giá

Khi quan sát một bảng điện chứng khoán bất kỳ, liệu bạn có biết được giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được thể hiện ở cột nào hay không? Nếu bạn muốn nhận biết được chúng thì hãy tham khảo hướng dẫn sau nhé.

  • Mức giá trần của chứng khoán được thể hiện ở cột thứ 3 trong bảng điện tử với các số được hiển thị bằng màu tím. 
  • Mức giá sàn của chứng khoán được thể hiện ở cột thứ 4 trong bảng điện tử với các số được hiển thị bằng màu xanh dương nhạt. 
  • Mức giá tham chiếu của chứng khoán được thể hiện ở cột thứ 2 trong bảng điện tử với các số được hiển thị bằng màu vàng. 
  • Bên cạnh đó, các mức độ tăng giảm của cổ phiếu của từng loại trên thị trường được hiển thị bằng các màu xanh lá và đỏ trên bảng.
Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu thể hiện trên bảng giá.
Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu thể hiện trên bảng giá.

Biên độ giao động trong giao dịch chứng khoán

Ở công thức trên bạn có thể thấy trong công thức có đề cập đến biên độ dao động. Vậy biên độ dao động là gì? Biên độ dao động là số phần trăm biến động giá của cổ phiếu trong một phiên giao dịch chứng khoán và với mỗi sàn chứng khoán khác nhau thì chúng ta có biên độ dao động khác nhau cụ thể:

  • Biên độ giao động tại sàn HOSE ở phiên bình thường là 7% và phiên đầu tiên là 20%
  • Biên độ giao động tại sàn HNX ở phiên bình thường là 10% và phiên đầu tiên là 30%
  • Biên độ giao động tại sàn UPCOM ở phiên bình thường là 15% và phiên đầu tiên là 40%
Biên độ giao động trong giao dịch chứng khoán.
Biên độ giao động trong giao dịch chứng khoán.

Quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn

Thực tế là nếu chúng ta sử dụng biên độ dao động theo quy định thì sẽ tính ra các kết quả là số lẻ nên quy tắc làm tròn giá sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Và quy tắc làm tròn sẽ phụ thuộc vào chỉ số bước giá của chứng khoán và từ đó chúng ta có 3 trường hợp như sau:

  • Những cổ phiếu có giá nhỏ hơn 10.000 VNĐ thì bước giá phải chia hết cho 10 VNĐ.
  • Những cổ phiếu có giá nằm trong khoảng từ 10.000 VND đến 50.000 VNĐ thì bước giá phải chia hết cho 50 VNĐ.
  • Những cổ phiếu có mức giá lớn hơn 50.000 VNĐ thì bước giá phải chia hết cho 100 VNĐ.

Trong đó, bước giá là là mức giá tăng lên hoặc giảm xuống theo từng bước và được các sàn niêm yết quy định nhà đầu tư phải tuân theo.

Ví dụ: Cổ phiếu của BIDV tại sàn HOSE có giá tham chiếu là 22.4 với biên độ giao động là 7% nên giá trị của biên độ giao động sẽ là:

22.400 x 7% = 1.568 VNĐ

Giá trị này nằm trong khoảng 10.000 đến 50.000 VNĐ nên bước giá phải chia hết cho 50 VNĐ, là 2 giá trị gần nhất liền trước, liền sau giá trị của biên độ và phải bé hơn so với giá trị ban đầu nên giá 1.550 VNĐ là thích hợp nhất vậy:

Giá trần là: 22.400 + 1.550 = 23.950 VNĐ

Giá sàn là: 22.400 – 1.550 = 20.850 VNĐ

Quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn.
Quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến ba loại giá phổ biến trên thị trường nhằm hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì một cách chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận viết được ba loại giá trên một cách tốt nhất.