Tài Khoản TP Bank Có Mất Phí Duy Trì Không? [Giải Đáp]

Khi khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là khi mở tài khoản thì luôn quan tâm đến mức phí được áp dụng liên quan đến chúng. Bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn các thông tin liên quan đến biểu phí tài khoản nhằm giúp bạn trả lời cho câu hỏi TP Bank có mất phí duy trì không?

Giới thiệu đôi nét về TPbank

TP Bank có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên phong được thành lập vào năm 2008 với trụ sở chính tại Hà Nội. 

Dù là một ngân hàng tương đối non trẻ tại Việt Nam nhưng với hơn 13 năm thành lập, TP Bank đã mở rộng mạng lưới với hơn 35 chi nhánh và 40 văn phòng giao dịch trên khắp cả nước. 

Ngân hàng TP Bank hiện đang đang cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho từng nhu cầu của khách hàng. Một số dịch vụ nổi bật của ngân hàng là phát hành đơn vị tài chính vay vốn TPBank Fico, ứng dụng ngân hàng số TP Bank online hiện đại bậc nhất, đa dạng các dòng thẻ ngân hàng TP Bank,…

Cùng với sự thay đổi không ngừng thì ngân hàng đã trở thành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt, TP Bank đang là ngân hàng có mức phí duy trì tài khoản thấp so với các ngân hàng khác.

Giới thiệu đôi nét về TPbank.
Giới thiệu đôi nét về TPbank.

Phí duy trì là gì? TP Bank có mất phí duy trì không?

Phí duy trì tài khoản TP Bank (hay còn gọi là phí quản lý tài khoản) là loại phí được tính hàng tháng trong trường hợp số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định tối thiểu của ngân hàng.

Loại phí này được đặt ra để ngân hàng kích thích bạn sử dụng tài khoản thường xuyên hơn và tùy vào từng loại thẻ sẽ có mức quy định trung bình khác nhau.

TP Bank bạn có mất phí duy trì không?
TP Bank bạn có mất phí duy trì không?

Tại sao cần phải đóng phí duy trì tài khoản hàng tháng?

Đầu tiên, do việc áp dụng phí duy trì tài khoản TPBank nhằm kích cầu khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng thường xuyên nên đây là khoản phí bắt buộc phải đóng.

Bên cạnh đó, khoản phí này còn giúp ngân hàng hạn chế được tình trạng nhân viên lợi dụng việc mở thẻ để hưởng doanh thu hoặc khách hàng mở thẻ mà không có nhu cầu sử dụng.

Tại sao cần phải đóng phí duy trì tài khoản hàng tháng?
Tại sao cần phải đóng phí duy trì tài khoản hàng tháng?

Biểu phí duy trì tài khoản TPbank mới nhất

Để giúp bạn hiểu và có cái nhìn tổng quan thì bạn hãy tham khảo bảng biểu phí duy trì tài khoản TP Bank mới nhất hiện nay tương ứng với tài khoản nội địa và quốc tế dưới đây:

Tham khảo khảo tại:

https://tpb.vn/wps/wcm/connect/2a9782e7-ffe7-4fcc-8bd6-417fb02b96f9/Phu+luc+01.pdf?MOD=AJPERES&CVID=o5Bg8M7&CVID=o5Bg8M7&CVID=o5Bg8M7&CVID=nEPtKGS&CVID=nEPtKGS&CVID=nEPtKGS&CVID=nw0FbPq&CVID=nw0FbPq 

Phí duy trì tài khoản TPbank nội địa

Thông thường khoản phí duy trì tài khoản TP Bank nội địa là ít hơn so với quốc tế với mức phí áp dụng cho hai đối tượng khách hàng là: 

  • Đối với cá nhân

Phí duy trì tài khoản trong 3 tháng sử dụng thì theo thỏa thuận với tối thiểu là 2.000.000 VND và tối đa là 10.000.000 VND nhưng nếu ngưng quá 6 tháng hoạt động tài khoản thì sẽ tính phí duy trì tài khoản là 5.000 VNĐ/ tháng.

Với tài khoản Super Hero thì có phí là 50.000 VND/tháng.

  • Đối với doanh nghiệp

Về mức phí duy trì tài khoản cho khách hàng là doanh nghiệp là 10.000 VNĐ/ tháng và nếu tài khoản đó không hoạt động quá 6 tháng thì sẽ bị tăng gấp đôi mức phí duy trì là 20.000 VNĐ/ tháng.

-> Và dù là khách hàng nào đi nữa thì miễn trong tài khoản của bạn đảm bảo số dư tối thiểu theo mức quy định từng loại thẻ thì có thể không bị trừ khoản phí này. 

Phí duy trì tài khoản TPbank quốc tế

Và với tài khoản TP Bank quốc tế thì mức phí duy trì tài khoản cho tài khoản hoạt động thường xuyên là miễn phí

Và sau 6 tháng không hoạt động thì tài khoản sẽ bị tính phí duy trì là 1 USD/ tháng và phí duy trì dành cho số tiền dưới mức tối thiểu là 2 USD/ tháng.

Biểu phí duy trì tài khoản TPbank mới nhất.
Biểu phí duy trì tài khoản TPbank mới nhất.

Những câu hỏi thường gặp 

Bất kể một sản phẩm dịch vụ nào trong quá trình sử dụng thì khách hàng cũng luôn đặt ra một vài câu hỏi liên quan nhằm giúp việc hiểu và sử dụng chúng được hiệu quả nhất. Dưới đây là các câu hỏi về phí duy trì tài khoản TP Bank được bài viết tổng hợp để bạn tham khảo:

Phí duy trì tài khoản có phải phí thường niên không?

Nhiều khách hàng hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa phí duy trì tài khoản và phí thường niên nhưng chúng lại là hai khoản phí khác nhau cụ thể là: 

  • Phí thường niên là loại phí khách hàng đóng hàng năm cho ngân hàng và khác nhau tùy vào từng loại thẻ. 
  • Phí duy trì tài khoản là khoản phí bắt buộc đóng hàng tháng và được trừ trực tiếp vào tài khoản của bạn và áp dụng cho tất cả các loại tài khoản. Nếu số dư tối thiểu trong tài khoản của bạn được đảm bảo thì sẽ không cần đóng phí duy trì này.

Nếu không đóng phí duy trì tài khoản có sao không?

Theo những thông tin trên ta có thể thấy phí duy trì tài khoản giúp khách hàng có thể sử dụng tài khoản để dùng các dịch vụ và sản phẩm của TPBank nên đây là khoản phí bắt buộc. Nếu bạn không đóng phí duy trì tài khoản thì sẽ xảy ra những việc sau:

  • Đối với tài khoản thanh toán thì phí duy trì tài khoản sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản khi khách hàng nạp tiền vào. 
  • Đối với thẻ tín dụng thì nếu bạn không đóng mức phí này thì sẽ bị ghi nhận vào nợ xấu làm giảm điểm tín dụng của bạn với các tổ chức tài chính khác.

Nếu phí duy trì tài khoản bị trừ nhiều lần thì phải làm sao?

Khoản phí duy trì tài khoản của TPbank sẽ được tự động trừ vào tài khoản của bạn theo hàng tháng. Và nếu trong tháng đó khách hàng bị trừ nhiều lần thì hãy liên hệ ngay tới bộ phận chăm sóc khách hàng 24/7 của TPBank: 1900 58 58 85 để được hỗ trợ. 

Bạn hãy cung cấp thông tin tài khoản và trình bày lý do thì nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và xử lý cho bạn. Nếu lỗi do hệ thống thì TPbank sẽ hoàn trả lại số tiền lại trong tài khoản cho bạn.

Những câu hỏi thường gặp về phí duy trì tài khoản TP Bank.
Những câu hỏi thường gặp về phí duy trì tài khoản TP Bank.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến biểu phí tài khoản giúp bạn trả lời cho câu hỏi TP Bank có mất phí duy trì không? Mong rằng từ những thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn biết được mức phí áp dụng để lựa chọn sản phẩm sử dụng cho phù hợp nhé.