Lợi Suất Đáo Hạn Là Gì? Có Khác Với Lãi Suất Coupon?

Bên cạnh các tiêu chí như lãi suất hoàn vốn thì lợi suất đáo hạn cũng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư cổ phiếu và trái phiếu quan tâm. Và để giúp bạn hiểu thêm về tiêu chí này thì hãy cùng tham khảo các thông tin về lợi suất đáo hạn được bài viết cập nhật dưới đây.

Lợi suất đáo hạn là gì?

Lợi suất đáo hạn (còn có tên tiếng anh là YIELD TO MATURITY và viết tắt là YTM là lãi suất hòa vốn trung bình hay lợi nhuận phần trăm hàng năm của trái phiếu được mua và nắm giữ cho đến ngày đáo hạn quy định. 

Đây là phương pháp được chấp nhận để so sánh lợi suất trên trái phiếu với lãi suất của các chứng khoán khác nhau và các nhà đầu tư có thể dựa vào YTM của các trái phiếu khác nhau trên thị trường để quyết định có nên mua hay không.

Lợi suất đáo hạn là gì?
Lợi suất đáo hạn là gì?

Công thức xác định lợi suất đáo hạn và ví dụ

Để giúp bạn hình dung được cách xác định lợi suất đáo hạn thì bạn có thể tham khảo công thức tính tiêu chí này được bài viết tổng hợp và cung cấp dưới đây nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư có thể xác định được lợi tức của trái phiếu theo giá thị trường gần nhất:

P = C (1+YTM) + C (1+YTM)^2 + C (1+YTM)^3+…+ FV (1+YTM)^n

P = (C1-1(1+YTM)^nYTM) + (FV1(1+YTM)^n)

Với trong đó :

  • P là giá thị trường của trái phiếu
  • C là số tiền lãi hàng năm
  • n là số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn
  • FV là mệnh giá của chứng khoán khi đáo hạn

Bên cạnh đó, để bạn có thể hiểu và biết cách ứng dụng công thức vào thực tế thì bạn có thể tham khảo qua ví dụ minh họa sau:

Bạn mua một trái phiếu với mệnh giá là 1000 $ cùng thời gian đến khi trái phiếu đáo hạn là 14 năm. Khi này trái phiếu có lãi suất coupon hàng năm là 15% với giá thị trường của chúng là 1368,31 $. Giả sử bạn giữ trái phiếu này cho đến khi đáo hạn thì lợi suất đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu?

Từ những dữ liệu được cho ở bài toán trên thì bạn sẽ tự suy ra được các dữ liệu sau:

  • FV = 1000 $
  • P = 1368,31
  • C = 15%
  • N = 14

Thế các dữ kiện vào công thức được đề cập ở trên chúng ta sẽ tính được: 

1368,31 = 150/ (1+YTM) + 150/ (1+YTM)^2 +… + 150 /(1+YTM)^14 + 1000/ (1+YTM)^14  

=> YTM = 10%

Công thức xác định lợi suất đáo hạn và ví dụ.
Công thức xác định lợi suất đáo hạn và ví dụ.

Lợi suất đáo hạn có ý nghĩa gì?

Không phải hiển nhiên tiêu chí lợi suất đáo hạn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và áp dụng trong quá trình mua bán trái phiếu trên thị trường bởi chúng có những ý nghĩa sau: 

  • Lợi suất đáo hạn cũng chính là một lãi suất hoàn vốn nên việc xác định chúng cũng sử dụng phương pháp thử hoặc phương pháp nội suy.
  • Lợi suất đáo hạn là một đại lượng được sử dụng rất thường xuyên trong việc đầu tư để thực hiện đo lường mức sinh lời của trái phiếu.
  • Trên thị trường trái phiếu ở nhiều quốc gia thì lợi suất đáo hạn của trái phiếu chủ yếu sẽ được niêm yết hàng ngày được công bố trên các báo chí tài chính liên quan.
  • Việc tính toán lợi suất đáo hạn không chỉ tính tới tiền lãi hiện tại mà còn tính tới bất kì những khoản lỗ hoặc lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải thông qua việc nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.
  • Lợi suất đáo hạn còn là công cụ giúp các nhà đầu tư xem xét đến thời gian của dòng tiền và chú ý đến mối quan hệ giữa trái phiếu, lãi suất coupon, lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn. 
Lợi suất đáo hạn có ý nghĩa gì?
Lợi suất đáo hạn có ý nghĩa gì?

Một số hạn chế của lợi suất đáo hạn

Bên cạnh những ý nghĩa nổi trội và lợi ích nhận được thì khi áp dụng lợi suất đáo hạn thì các nhà đầu tư còn có thể gặp một số hạn chế nhất định như là:

  • Điểm hạn chế đầu tiên chính là trong phép tính YTM sẽ không đề cập tới các khoản thuế mà các nhà đầu tư phải trả để sở hữu trái phiếu cũng như chi phí của việc mua bán của trái phiếu.
  • Lợi suất đáo hạn chỉ giúp các nhà đầu tư đưa ra những giả định chứ không phải là chắc chắn hoàn toàn nên có thể gặp những rủi ro như không thể tái đầu tư tất cả các trái phiếu, không được giữ đến ngày đáo hạn, rủi ro công ty vỡ nợ… Cụ thể:
    • Nếu tiền lãi trái phiếu được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn thì nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với việc lãi suất tương lai sẽ thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu.
    • Nếu trái phiếu không được giữ cho tới ngày đáo hạn thì nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn.
  • Khi đầu tư trái phiếu nhà đầu tư cần nắm rõ những yếu tố về lợi suất, giá trái phiếu biến động, lợi suất đáo hạn,… Vì nhà đầu tư có thể thấy thị giá và mệnh giá trái phiếu khác nhau ở nhiều thời điểm. 
Một số hạn chế của lợi suất đáo hạn.
Một số hạn chế của lợi suất đáo hạn.

So sánh lợi suất đáo hạn với lãi suất coupon của trái phiếu

Lãi suất coupon của trái phiếu thường khác với lợi suất đáo hạn vì lợi suất đáo hạn được hiểu chính xác hơn là tỷ suất sinh lời hiệu quả dựa trên giá trị thị trường thực tế của trái phiếu. Trong trường hợp tính theo mệnh giá thì lợi suất đáo hạn và lãi suất coupon sẽ bằng nhau.

Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ xem xét kết hợp cả hai yếu tố trên để đưa ra được quyết định đầu tư thích hợp và đúng đắn nhất. Nhìn chung thì một nhà đầu tư trái phiếu sẽ ra quyết định mua dựa trên lãi suất coupon còn nhà kinh doanh sẽ tập trung xem xét đến lợi suất đáo hạn của chúng.

So sánh lợi suất đáo hạn với lãi suất coupon của trái phiếu.
So sánh lợi suất đáo hạn với lãi suất coupon của trái phiếu.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến lợi suất đáo hạn mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Mong rằng từ những thông tin hữu ích trên có thể giúp cho bạn hiểu và có thêm kiến thức về những tiêu chí giúp ích cho quá trình đầu tư của mình nhé.