Ngân Hàng SCB Sắp Phá Sản Có Đúng Không?

Có lẽ nhiều khách hàng đang khá hoang mang khi nghe được các thông tin về vấn đề ngân hàng SCB sắp phá sản. Vậy liệu đây có phải là thông tin đúng sự thật hay không? Bạn hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề này nhé.

Giới thiệu về ngân hàng SCB

Ngân hàng SCB có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Ngân hàng tư nhân này được thành lập từ sự hợp nhất của 3 ngân hàng và chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình cổ phần từ năm 2012.

Nhờ sự kế thừa các thế mạnh vốn có cùng sự quyết tâm của toàn thể nhân viên thì SCB hiện nay đã không ngừng phát triển với mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Giới thiệu về ngân hàng SCB.
Giới thiệu về ngân hàng SCB.

Ngân hàng SCB có uy tín không?

Và để giúp bạn có thể trả lời câu hỏi này thì bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chí mà nhiều khách hàng đã sử dụng ngân hàng đánh giá dưới đây nhé:

  • Là một trong những ngân hàng lớn trên thị trường Việt Nam với tuổi đời hoạt động với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng những sản phẩm và dịch vụ nhận được nhiều đánh giá cao.
  • SCB đã đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng lớn so với các ngân hàng khác trên thị trường tiêu biểu như là: 
  • Năm 2022: Đạt giải thưởng về dịch vụ thẻ tín dụng được yêu thích tại Việt Nam năm 2022.
  • Năm 2022: Nhận giải thưởng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong năm 2021.
  • Năm 2022: Đạt giải thưởng về nhà tạo lập thị trường giao dịch Repo nhiều thứ ba năm 2021.
  • Năm 2022: Thuộc top 50 doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc nhất năm 2021.
  • Năm 2022: Thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021.
  • Năm 2022: Thuộc Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022
  • Mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng được đánh giá là khá cao trên thị trường hiện nay tùy vào sản phẩm và gói kỳ hạn mà khách hàng lựa chọn. 
  • Độ bảo mật và độ an toàn thông tin giao dịch cao nhờ sự áp dụng công nghệ hiện đại cùng các ứng dụng kỹ thuật tiên tiến giúp đảm bảo mọi thông tin về tài khoản và giao dịch của khách hàng được an toàn và bảo mật tuyệt đối.
  • Tổng tài sản của ngân hàng lớn và tăng so với lúc đầu đến 16% với lãi trước thuế của ngân hàng mẹ đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mạng lưới của ngân hàng hiện nay phủ rộng khắp cả nước cùng hệ thống chi nhánh/ phòng giao dịch ở mọi nơi nên khi có nhu cầu khách hàng đều có thể đến trực tiếp ngân hàng để làm việc được.

Và với những thông tin trên thì chúng ta có thể thấy ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng uy tín và có vị thế nhất định trên thị trường hiện nay với đa dạng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng SCB có uy tín không?
Ngân hàng SCB có uy tín không?

Thực hư tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản

Với những thông tin chúng ta biết được thì SCB là một ngân hàng lớn với độ uy tín cao trên thị trường cùng nhiều giải thưởng và thành tựu danh giá trong suốt thời gian hoạt động của mình. Vậy thực hư tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây nhé:

Nguyên nhân xảy ra tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản

  • Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thời gian gần một số chi nhánh ở các nơi của ngân hàng SCB đang lục đục đóng cửa khiến dư luận xôn xao về tin đồn ngân hàng SCB phá sản.
  • Bên cạnh đó, tin buồn qua đời của một thành viên trong Hội đồng quản trị SCB cũng trùng hợp lại xuất hiện vào ngay thời điểm nhạy cảm này vào ngày 6/10/2022. 
  • Đồng thời, cộng với hệ thống chuyển tiền của SCB gặp lỗi vào 07/10/2022 đã làm cho nhiều người lo sợ nên đã rút tiền hàng loạt trước thời hạn.

Thực tế để một ngân hàng phá sản là điều cực kỳ khó và hiếm và những tin đồn này thậm chí còn chưa được kiểm chứng nên việc lan truyền các tin đồn tiêu cực rộng rãi này chính là nguyên nhân làm cho SCB gặp khó khăn.

Tin đồn ban lãnh đạo ngân hàng bị bắt và điều tra

Về tin đồn này thì vào ngày 8.10, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty An Đông và đồng thời ra quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Đính chính lại tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản

  • Thứ nhất về việc nhiều chi nhánh đóng cửa thì nguyên nhân thật chất là do SCB đang trong quá trình phát triển, tìm kiếm các cơ hội và phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nên khi nhận thấy một vài chi nhánh hoạt động không thực sự tốt thì việc cho đóng cửa giúp việc quản lý hiệu quả hơn.
  • Thứ hai về việc lãnh đạo ngân hàng bị bắt thì SCB đã khẳng định rằng Công ty An Đông không phải cổ đông của ngân hàng và bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý, điều hành tại SCB nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Đại diện SCB khẳng định những tin đồn này hoàn toàn sai sự thật và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng vẫn đang nỗ lực làm việc hết sức mình để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
  • Tại buổi họp báo của mình thì ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định hiện SCB hiện đang hoạt động bình thường và ổn định. Và phía Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn có biện pháp đảm bảo hoạt động liên tục của SCB và lợi ích hợp pháp của người dân.
Thực hư tin đồn SCB sắp phá sản.
Thực hư tin đồn SCB sắp phá sản.

Nếu một ngân hàng phá sản thì khách hàng có được nhận lại tiền của mình không?

Có nhiều khách hàng lo lắng là nếu sự việc trên là thật thì liệu có nhận lại được tiền của mình không? Một điều quan trọng mà bạn cần biết là theo luật thì nếu ngân hàng chẳng may bị phá sản thì bạn có thể nhận được mức tiền sau đây: 

  • Khi này các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ vào cuộc và mỗi khách hàng sẽ đều được trả lại 75 triệu đồng dù số tiết kiệm của bạn là bao nhiêu.
  • Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được nhận phương án hỗ trợ lấy lại tiền tiết kiệm đã gửi với thời điểm nhận được là sau khi ngân hàng nhà nước bán đấu giá các tài sản và thanh toán theo các đối tượng ưu tiên. Cụ thể là theo thứ tự như sau:
    • (1) Chi phí phá sản 
    • (2) Chủ nợ là các khoản vay đặc biệt
    • (3) Người gửi tiền
    • (4) Tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
    • (5) Người sở hữu trái phiếu ngân hàng 
    • (6) Nhà cung cấp dịch vụ 
    • (7) Cổ đông, thành viên góp vốn.
  • Ngoài ra, nếu ngân hàng bị phá sản thì bạn hãy yên tâm là điểm tín dụng của khách hàng cũng không bị ảnh hưởng nếu bạn đang có khoản vay tại ngân hàng này.
Nếu một ngân hàng phá sản thì khách hàng có được nhận lại tiền của mình không?
Nếu một ngân hàng phá sản thì khách hàng có được nhận lại tiền của mình không?

Khách hàng SCB cần làm gì trước những tin đồn ngân hàng phá sản?

Vậy trước những tin đồn về ngân hàng SCB sắp phá sản nói riêng và các ngân hàng khác nói chung thì khách hàng cần phải làm những gì? Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng này thì hãy thực hiện theo những việc được bài viết khuyến khích dưới đây:

  • Đừng vội thực hiện rút tiền trước hạn vì ngân hàng Nhà nước sẽ luôn theo dõi sát tình hình để các ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.
  • Nên bình tĩnh theo dõi thường xuyên thông tin của ngân hàng cũng như đủ tỉnh táo để xác định sự chính xác của các tin đồn thất thiệt tránh để rơi vào tâm lý hoang mang và lo sợ không cần thiết.
Khách hàng SCB cần làm gì trước những tin đồn ngân hàng phá sản?
Khách hàng SCB cần làm gì trước những tin đồn ngân hàng phá sản?

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến vấn đề liệu ngân hàng SCB sắp phá sản có phải không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nhé.