Tạm Khóa Báo Có Là Gì? Khi Nào Cần Tạm Khóa Báo Có

Tạm khóa báo có là gì? Đây là một thắc mắc chung mà rất nhiều người dùng cần tìm lời giải đáp. Bởi khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia thì mỗi người lại lý giải thuật ngữ này theo một cách khác nhau.

Vậy cụ thể ngân hàng giải thích ra sao về khái niệm tạm khóa báo có? Đồng thời tạm khóa báo có là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết này. Mời các bạn cùng đón đọc để có câu trả lời thỏa đáng nhất.

Hiểu rõ về thuật ngữ chuyên ngành tạm khóa báo có là gì
Hiểu rõ về thuật ngữ chuyên ngành tạm khóa báo có là gì

Tạm khóa báo có là gì?

Tạm khóa báo có hay tạm khóa báo có tài khoản là việc ngân hàng tạm thời “ghi có” vào tài khoản của khách hàng để không nhận tiền hay bất kỳ giao dịch, thông báo nào. Tạm khóa chỉ là tạm thời chứ không phải là đóng hẳn tài khoản ngân hàng.

Vậy nên, lời giải đáp đúng nhất cho câu hỏi tạm khóa báo có là gì nghĩa là tài khoản của khách hàng được ngân hàng tạm khóa một chiều. Đồng thời ngừng việc nhận và gửi thông báo về các giao dịch thông thường.

Thuật ngữ này được nêu rõ tại Điều 16, thông tư 23/2014/TT-NHNN. Cụ thể, ngày 19/08/2014 thông tư 23/2014/TT-NHNN được công bố về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán. 

Theo đó, chủ khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ngân hàng) sẽ được thỏa thuận việc tạm khóa tài khoản xử lý các lệnh thanh toán đi, đến thông qua văn bản được hai bên đồng ý.

Tạm khóa báo có là việc ngân hàng tạm thời “ghi có” vào tài khoản của khách hàng
Tạm khóa báo có là việc ngân hàng tạm thời “ghi có” vào tài khoản của khách hàng

Tại sao lại có tạm khóa báo có?

Hiện nay, có rất nhiều khách hàng bị “tin tặc” truy cập vào tài khoản ngân hàng và lấy cắp hết tiền. Do đó, khi khách hàng thấy tài khoản của mình bị lộ hoặc có người biết sẽ muốn tạm khóa để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, một số lý do khách hàng muốn tạm khóa tài khoản có thể kể đến: 

  • Khách hàng muốn tạm khóa do nhu cầu riêng như: Có nhiều thẻ không cần dùng đến, khách hàng đi nước ngoài muốn tạm khóa tài khoản thanh toán nội địa.
  • Khách hàng có nhiều thẻ ngân hàng cũng muốn tạm khóa để không phải chịu nhiều khoản phí phát sinh.
  • Trường hợp khách hàng đánh rơi thẻ hay bị mất cắp cũng nên thông báo tạm khóa để đảm bảo an toàn cho tài sản.
  • Trường hợp tạm khóa báo có nhiều nhất là do phát hiện các cuộc mạo danh sử dụng tài khoản bất chính.
Trường hợp khách hàng đánh rơi thẻ hay bị mất cắp
Trường hợp khách hàng đánh rơi thẻ hay bị mất cắp

Hệ quả của việc tạm khóa báo có tài khoản

Hệ quả của việc tạm khóa báo có tài khoản đầu tiên là khoản tiền người khác chuyển vào sẽ được hoàn trả cho người chuyển theo thời gian quy định của ngân hàng. Nguyên nhân là do khi tạm khóa báo có thì ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản của khách hàng. Vì vậy khoản tiền chuyển đến sẽ không được ghi có vào tài khoản.

Cụ thể, một số ngân hàng đã quy định từ 2 – 3 ngày sau khi có giao dịch chuyển khoản mà chủ tài khoản không mở lại thì số tiền đó sẽ được hoàn trả lại cho người gửi. Ngược lại, nếu người gửi vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch mà ngân hàng chưa thực hiện thủ tục hoàn tiền thì số tiền đó vẫn chuyển vào thành công của tài khoản đang tạm khóa.

Hệ quả của việc tạm khóa báo có tài khoản
Hệ quả của việc tạm khóa báo có tài khoản

Những trường hợp tạm khóa báo có tài khoản thanh toán, tạm khóa báo có tài khoản

Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP, khoản 2 Điều 12, trường hợp tạm khóa báo có tài khoản thanh toán, tạm khóa báo có tài khoản bao gồm:

  • Chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng tạm khóa.
  • Ngoài ra còn nhiều trường hợp tạm khóa khác có thể kể đến yêu cầu tạm khóa của cơ quan có thẩm quyền. Tài khoản xuất hiện quá nhiều sai sót cũng bị ngân hàng tạm khóa.
  • Quá trình thanh khoản bị nhầm lẫn thì ngân hàng cũng sẽ có thẩm quyền tạm khóa để kiểm tra sai sót.

Làm thế nào để chấm dứt tạm khóa báo có?

Việc chấm dứt tạm khóa báo có cũng được quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP, khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP. Theo đó, khách hàng muốn chấm dứt tạm khóa báo có thuộc các trường hợp dưới đây theo Khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-NHNN).

  • Tình trạng tạm khóa báo có sẽ được chấm dứt khi thời hạn phong tỏa kết thúc.
  • Dựa theo thời gian thỏa thuận giữa chủ tài khoản và ngân hàng hoặc do chủ khoản yêu cầu chấm dứt.
  • Cơ quan thẩm quyền sau khi kiểm tra sẽ có yêu cầu việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thông qua văn bản pháp lý.
  • Ngân hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ cũng sẽ tự động chấm dứt việc tạm khóa ngay sau khi kiểm tra toàn bộ sai sót.
  • Khi các vấn đề tranh chấp về tài khoản thanh toán chung được giải quyết cũng sẽ có văn bản thông báo chấm dứt tạm khóa báo có.

Trên đây là những thông tin giải đáp tạm khóa báo có là gì. Mong rằng bài viết của chúng tôi giúp bạn đọc hiểu được thuật ngữ về tài chính ngân hàng này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.