Joint Venture Là Gì? Tại Sao Nên Liên Doanh?

Dù với một doanh nghiệp nhỏ hay với một doanh nghiệp có trị giá hàng tỷ đồng thì việc cân nhắc theo đuổi hình thức liên doanh luôn mang lại những tiềm năng to lớn. Vậy bạn có biết Joint Venture là gì không cùng với những lợi ích mà chúng đem lại ? Hãy cùng tìm hiểu về hình thức này dưới đây nhé..

Joint Venture là gì?

Joint Venture (hay còn gọi là Liên doanh) là một hình thức hợp tác kinh tế ở trình độ tương đối cao, mang tính tự nguyện giữa hai hay nhiều công ty độc lập trong hoặc ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Hình thức này được thực hiện thông qua việc các bên cùng nhau góp vốn và chia sẻ tài nguyên để hợp tác thành lập và phát triển dự án kinh doanh rồi phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Khái niệm này đôi khi bị nhầm lẫn với liên danh (Joint Name), tuy nhiên đây là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau trong kinh doanh.

Joint Venture là gì?
Joint Venture là gì?

Lợi ích và hạn chế của Joint Venture là gì?

Với mỗi hình thức kinh doanh thì hiển nhiên đều có những lợi ích và các hạn chế kèm theo nhất định để các nhà quản trị cân nhắc sử dụng cho phù hợp với loại hình và đặc điểm của doanh nghiệp mình. Với Joint Venture thì chúng có những ưu và nhược điểm như sau: 

Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp hạn chế phần lớn rủi ro vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro tương ứng đối với phần góp vốn của mình.
  • Các yếu tố về nguồn lực đều được tăng cường giúp mở ra những cơ hội lớn khi thực hiện dự án mà thiếu nguồn lực bất kỳ.
  • Giúp các công ty nghiên cứu, học hỏi và trao đổi những kiến thức cũng như các kinh nghiệm quý báu của nhau. 
  • Cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa khi liên doanh với công ty nước ngoài.
  • Có cơ hội cải thiện nguồn lực khi thực hiện những dự án tầm cỡ quốc tế.
  • Là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn có thể thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hoặc quy mô công ty của mình.

Khuyết điểm

  • Khó tránh khỏi sự điều phối và can thiệp của nhiều bên dẫn đến xảy ra các tranh chấp và mâu thuẫn trong các quyết định. 
  • Bởi vì thiếu kinh nghiệm nên các doanh nghiệp nhỏ dễ bị trường hợp “cá lớn nuốt cá bé”. 
  • Gặp phải rào cản về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, tư duy… khi liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. 
  • Khả năng gặp rủi ro lớn nếu như công ty liên doanh có vấn đề hoặc dự án có vấn đề lừa đảo.
Lợi ích và hạn chế của Joint Venture.
Lợi ích và hạn chế của Joint Venture.

Các hình thức phổ biến hiện tại khi Joint Venture là gì?

Hiện nay trên thị trường các doanh nghiệp thực hiện liên doanh theo một trong 4 hình thức phổ biến như sau: 

  • Liên doanh hội nhập phía trước (liên doanh xuôi dòng)

Khi liên doanh xuôi dòng thì các bên sẽ thỏa thuận đầu tư cùng nhau theo hoạt động chuyển dần đến việc sản xuất ra những sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng.

  • Liên doanh hội nhập phía sau

Hình thức này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất và khai thác các sản phẩm đầu vào (nguyên liệu thô ban đầu) cho sản phẩm thành phẩm nhằm làm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất và khai thác của các bên liên doanh.

  • Liên doanh mua lại

Liên doanh mua lại là hình thức hợp tác mà các nguyên liệu đầu vào được cung ứng và các thành phẩm đầu ra được mua lại bởi các bên đối tác trong liên doanh.

  • Liên doanh đa giai đoạn

Thường là hình thức liên doanh diễn ra ở những công ty lớn trong đó một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng nhưng đối tác kia hội nhập trong mảng ngược dòng. Ví dụ như nhà sản xuất có thể liên kết với các đại lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mỗi bên.

Các hình thức Joint Venture phố biến hiện tại.
Các hình thức Joint Venture phố biến hiện tại.

Những lợi ích mà chiến lược liên doanh mang lại là gì?

Có thể nói hình thức liên doanh là hướng đi nhanh và ngắn khi doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh hoặc muốn đảm nhận những dự án lớn nhưng không đủ năng lực thực hiện. Khi này, Joint Venture sẽ là mang đến rất nhiều lợi ích như sau:

  • Kết hợp nhiều nguồn lực: Vì khi liên doanh, các bên có thể kết hợp nguồn lực của 2 bên để tạo ra thuận lợi giúp thực hiện dự án một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
  • Chuyên nghiệp hóa các chuyên môn: Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức hoạt động riêng biệt và thế mạnh khác nhau nên khi liên doanh thì những yếu tố chuyên môn này sẽ hội tụ một cách chọn lọc nhằm tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm tối đa các chi phí: Vì các doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa các mối quan hệ của cả hai bên giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho các sản phẩm và dịch vụ của mình.
  • Dễ dàng thâm nhập thị trường mới: Đặc biệt với các doanh nghiệp nội địa thì việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu biết về tính chất của thị trường mới cũng như có được chiến lược kinh doanh phù hợp. 
Những lợi ích mà chiến lược liên doanh mang lại là gì?
Những lợi ích mà chiến lược liên doanh mang lại là gì?

Liệu có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) hay không?

Vậy có nên thực hiện chiến lược liên doanh hay không? Hiển nhiên với những thông tin chúng ta nhận thấy thì hình thức này là cơ hội lớn để doanh nghiệp phát triển và trau dồi kinh nghiệm cũng như khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh đó còn mang lại những điều sau: 

  • Việc biết quản lý tốt và điều hành được nguồn lực gia tăng từ nhiều bên sẽ giúp cho dự án được thực hiện nhanh chóng và đem lại lợi nhuận cao nhất.
  • Biết cách phối hợp các chuyên môn để khai thác tối đa những thế mạnh của các bên giúp cho sản phẩm được đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
  • Tiết kiệm chi phí dự án như các chi phí quảng cáo, tìm hiểu thị trường,… do được mở rộng mối quan hệ để hỗ trợ làm truyền thông và xây dựng các nguồn cung cầu hợp lý.
  • Thông qua việc liên doanh các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô thị trường và thậm chí đưa thương hiệu của mình tới nhiều nơi trên thế giới.
Liệu có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) hay không?
Liệu có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) hay không?

Một số lý do phổ biến để giải thể liên doanh.

Có một số lý do để các liên doanh giải thể như là: 

  • Mục đích hoạt động đã hoàn thành và các bên đồng ý rằng không thu được thêm lợi ích nào nữa.
  • Mục tiêu riêng không còn phù hợp với mục tiêu chung.
  • Các vấn đề pháp lý hoặc tài chính đã phát sinh.
  • Việc liên doanh không còn có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể nào.
  • Những thay đổi trong điều kiện thị trường khiến các bên kết luận rằng liên doanh không còn có khả năng mang lại lợi nhuận.
Một số lý do phổ biến để giải thể liên doanh.
Một số lý do phổ biến để giải thể liên doanh.

Sự khác biệt giữa liên doanh và công ty có vốn 100% nước ngoài là gì?

Để có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì bạn cần hiểu rõ bản chất của từng hình thức kinh doanh hiện nay. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài nên bài viết sẽ hỗ trợ bạn việc so sánh sự khác nhau giữa chúng dưới đây: 

  • Công ty liên doanh

Đây là một công ty độc lập được thành lập bởi sự hợp tác của nhiều công ty, tập đoàn khác nhau trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng để cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các bên.

  • Công ty 100% vốn nước ngoài

Đây là công ty có 100% số vốn được đầu tư từ nước ngoài, thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và do các cá nhân/ tổ chức nước ngoài hoàn toàn kiểm soát hoạt động cũng như kết quả kinh doanh.

Các nhà đầu tư nước ngoài này này sẽ chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lý theo quy định của luật Việt nam và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam thừa nhận.

Sự khác biệt giữa liên doanh và công ty có vốn 100% nước ngoài là gì?
Sự khác biệt giữa liên doanh và công ty có vốn 100% nước ngoài là gì?

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến hình thức Joint Venture để hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi Joint Venture là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Hy vọng từ những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bổ sung thêm kiến thức mới cho mình nhé.